Những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, bên dưới là một số nguyên nhân trực tiếp gây ra ngộ độc thực phẩm:

  1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vât:
    Vi sinh vật hiện diện ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động rất nhiều đến cuộc sống của con người nhưng da phần chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự hiện diện của vi sinh vật trong thực phẩm có ảnh hưởng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Trong lĩnh vực thực phẩm vi sinh vật làm biến đổi tính chất hóa lý của thực phẩm làm gia tăng hương vị, tính đa dạng cho sản phẩm,… Tuy nhiên nhiều vi sinh vật gây bênh có thể nhiễm vào thực phẩm nếu không được kiểm soát chặc chẻ, khi đó chúng sẽ gây ra những tình trạng ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho con người.
  2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố.
    Nguyên liệu chủ yếu cho chế biến thực phẩm là thực vật và động vật. Nhiều trường hợp thực vật và động vật được sử dụng trực tiếp không cần qua chế biến. Môt số trong đó chứa chất độ. Các chất độc đó có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến, có thể tồn tại sau quá trình chế biến. Khi đó chúng sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dung.
  3. Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
    Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm: do sự chuyển hóa của vi sinh vật, do sự chuyển hóa hóa học xảy ra khong do các quá trình vi sinh vật.
  4. Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia
    Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ rủi ro khi cho chất phụ gia vào thực phẩm là không nhỏ. Biểu hiện của những rủi ro đó như sau: rủi ro gián tiếp do qua tác động của các chất phụ gia lên thực phẩm, rủi ro gian tiếp có thể gây ra do sự tạo thành các độc tố từ các phản ứng có nhiều cơ chế khác nhau.
  5. Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
    Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp. các loại thuốc hóa học thường có hai tách động trái ngược:
    – Thuốc tác động lên sâu bệnh
    – Thuốc tác động xấu đến môi trường. Nếu khả năng phân hủy của chúng trong thiên nhiên chậm thì tác động xấu của chúng đến môi trường càng tăng. Nếu dư lượng của chúng trong thực phẩm vẫn còn thì khi con người sử dụng sẽ có ảnh hường không tốt tùy vào mức độ mà có thể gây ngộ độc cấp tính hay mãn tính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *