Trong bài viết này Việt An Phát sẽ hướng dẫn quý độc giả cách lựa chọn kính bảo hộ phù hợp, để bảo vệ đôi mắt của mình.
Các nguy cơ gây tổn thương cho mắt trong quá trình lao động sản xuất như bụi, hạt hoặc mảnh văng bắn vào mắt là nguy cơ phổ biến nhất gây tổn thương cho mắt khi người lao động làm các công việc như khoan, mài, cắt, đánh bóng, xay sát… Ngoài ra, mắt còn có thể bị tổn thương do các chất lỏng bắn vào làm việc với hóa chất; hơi khí gây kích thích mắt khi người lao động làm các công việc phải tiếp xúc khí nhiên liệu, chất cách điện; các tia bức xạ có hại cho mắt phát sinh trong môi trường làm việc, chẳng hạn người lao động hàn cắt kim loại, thao tác với tia Laze hoặc sử dụng tia hồng ngoại, tử ngoại trong công nghiệp, y tế… Các nguồn bức xạ ánh sáng, tử ngoại, hồng ngoại đều có thể gây tổn thương cho mắt người lao động như là viêm giác mạc, làm đục thủy tinh thể, làm bỏng võng mạc, dẫn đến mất khả năng nhìn…Vì vậy, để lựa chọn được kính bảo hộ lao động phù hợp, trước hết người lao động cần xác định trong môi trường làm việc của mình đang có hoặc có thể xuất hiện yếu tố nguy hại nào cho mắt, tìm hiểu về tác động ảnh hưởng, rồi chọn loại kính bảo hộ lao động phù hợp và phải sử dụng, bảo quản đúng cách.
Hiện nay có 2 loại mắt kính cơ bản, nếu làm việc với các nguồn ánh sáng gây hại như tia tử ngoại, hồng ngoại… cần sử dụng mắt kính có tác dụng làm giảm các tia bức xạ này đến ngưỡng an toàn – các mắt kính này được gọi là mắt kính lọc sáng. Còn mắt kính không lọc sáng là loại không có tác dụng lọc các nguồn ánh sáng có hại nêu trên. Do đã có quy ước về cách đánh mã số của các mắt kính lọc sáng vì vậy người lao động có thể chọn được loại kính lọc phù hợp để bảo vệ đôi mắt của mình.
Ngoài ra, lựa chọn kính bảo hộ lao động căn cứ theo nguồn nguy cơ gây hại cho mắt, cụ thể:
Khi yếu tố nguy hại cho mắt là bụi, hạt, mảnh vật
Ta cần căn cứ hai thành phần cấu tạo cơ bản của kính để lựa chọn .
– Mắt kính : Chỉ cần chọn loại không có tác dụng lọc sáng.
– Về khung gọng: Bạn cần xác định hướng tác động của các loại vật rắn:
+ Khi vật rắn chỉ đến từ phía trước mắt, bạn chỉ cần lựa chọn loại gọng kính bảo hộ thông thường.
+ Khi vật rắn đến từ phía trước và cả phía hông mắt : bạn hãy chọn loại có tấm chắn ở hai bên.
+ Khi vật rắn đến từ mọi phía của mắt: bạn hãy chọn loại kính goggles
Cần chú ý: khi yếu tố nguy hại là vật rắn văng bắn vào mắt, bạn phải chọn loại mắt kính có khả năng chống tác động cơ học cao, mắt kính nếu vỡ phải không tan thành nhiều mảnh rời. Thông thường loại mắt kính này có in tiêu chuẩn ANSI Z87.1 trên thân kính
Khi yếu tố nguy hại là chất lỏng văng bắn vào mắt
Chỉ cần lựa chọn kính bảo vệ có mắt kính không có tác dụng lọc sáng thường làm bằng vật liệu polycarbonat. Tuy nhiên, gọng kính phải chọn loại có kết cấu toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt (kính kiểu kín), để chất lỏng không lọt vào mắt, khung kính phải có lỗ thông hơi gián tiếp.
Khi yếu tố nguy hại là hơi khí gây kích thích cho mắt
Trong trường hợp này bạn cần chọn kính có mắt kính loại không có tác dụng lọc sang thường làm bằng vật liệu polycarbonat. Khung kính: kiểu kín khít, tức ngăn cách hoàn toàn giữa mắt và môi trường không khí bị ô nhiễm. Kính loại này nhưng không có các lỗ thông hơi trên thân kính.
Khi yếu tố nguy hiểm là ánh sáng bức xạ
khi bạn đã biết loại tia bức xạ nào gây hại cho mắt , căn cứ mã số của kính bạn sẽ dễ dàng chọn được loại kính bảo vệ phù hợp.
Bảng phân loại kính bảo hộ theo mã kính
Ngoài việc chọn mã số mắt kính, bạn cần căn cứ năng lượng các tia bức xạ để chọn thang số lọc thích hợp. Khi năng lượng các tia càng lớn cần chọn loại có thang số lọc càng lớn.
Khi hàn ( hoặc cắt ) hơi, thang số lọc của kính được chọn phổ biến từ số 4 đến số 7. Độ lớn cụ thể của thang số lọc được xác định căn cứ loại khí dùng khi hàn ( hoặc cắt ) và lưu lượng sử dụng.
Chẳng hạn khi dùng khí Axetylen để hàn đồng, hàn thiếc, kim loại nặng. Chọn kính hàn có thang lọng từ 4-6 tùy theo lưu lượng.
Khi hàn hoặc ( hoặc cắt ) kim loại bằng ngọn lửa hồ quang điện bạn cần chọn mắt kính có thang số lọc phổ biến từ số 9 đến số 14 ( hoặc lớn hơn ) căn cứ dòng điện hàn ( hoặc dòng điện cắt )